VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Vận dụng việc dạy học theo dự án trong tổ chức các hoạt động học của trẻ 4- 5 tuổi ở trường MN

  1. Lý do chọn biện pháp.

* Khái niệm

- Dạy Học Theo Dự Án (DHTDA) là một phương pháp dạy học, trong đó trẻ dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết vấn đề trẻ mong muốn.

- Dạy học dự án có mối liên hệ chặt với Chương trình Khung của Bộ GD&ĐT ở các mảng kiến thức và kỹ năng cần đạt trên trẻ ở từng độ tuổi.

* Về mặt thực tế

- Tháng 9 năm 2020, được sự quan tâm và tin tưởng của các đồng chí lãnh đạo phòng GD cùng các đồng chí trong BGH trường MN Thị Trấn Tiền Hải, tôi được đi tham quan và kiến tập tại trường MN thực hành Hoa Thủy Tiên Tp HN. Đây là trường MN đang áp dụng dạy trẻ theo hai phương pháp giáo dục hiện đại đó là Steam và Reggio. Hai phương pháp với hai cách dạy khác nhau nhưng cùng chung một đặc điểm đó là việc dạy học trên cơ sở xây dựng các dự án cho trẻ thực hiện.

- Trên thực tế để có thể áp dụng hai phương pháp trên vào trường mầm non trên địa bàn Huyện còn gặp nhiều khó khăn về mặt cơ sở vật chất. Về giáo viên thì cần phải được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn về hai phương pháp đó, song song với đó là nhà trường phải đáp ứng được về mặt cơ sở vật chất và bộ giáo cụ học tập cho trẻ. Trên cơ sở là xây dựng các dự án cho trẻ tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại như Stem hay Reggio, tôi lựa chọn cho trẻ tiếp cận từ giai đoạn bắt đầu (hay còn gọi là giai đoạn tiền đề) đó chính là dạy học theo dự án cho trẻ.

* Về mặt ý nghĩa.

Việc sử dụng mô hình DHTDA đối với trẻ mầm non có thể được xem như là sự gặp gỡ với bản chất của trẻ nhỏ- những đối tượng thích đặt câu hỏi và yêu thích sự khám phá. DHTDA đối với trẻ mầm non cho thấy sự phù hợp của hình thức DH này với các tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. DHTDA giúp trẻ hình thành và phát triển những năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu thời đại ngày nay, nó mở rộng không gian và thời gian cho trẻ, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và xã hội.

-DHTDA chính là bước đầu cho trẻ được tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại như: Stem và Reggio.

Với những ưu điểm vượt trội trên, bản thân tôi đã nghiên cứu tài liệu, được tham gia kiến tập ở trường mầm non Thực hành Hoa Thủy Tiên nên tôi đã mạnh dạn “vận dụng việc dạy học theo dự án trong tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường MN”

        2. Nội dung biện pháp.

        2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.

Mô hình DHTDA là cách tiếp cận hiện đại được thế giới quan tâm, tại Việt Nam dạy học theo dự án được đưa vào áp dựng ở nhiều trường MN trên cấc Thành Phố lớn nhưng lại khá mới mẻ đối với giáo dục mầm non ở khu vực tôi đang công tác.

Trên thực tế hiện nay vẫn còn không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định. Trong quá trìnhVận dụng việc dạy học theo dự án trong tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường MN” tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi

- Bản thân là giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, đã được tham gia kiến tập và tìm hiểu về phương pháp DHTDA.

- Được sự quan tâm, tạo điều kiên từ phía nhà trường để bản thân có cơ hội tham gia học hỏi và kiến tập ở các trường trong và ngoài Tỉnh

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc huy động nguồn tài trợ cũng như tham gia kết hợp cùng cô trong các dự án với trẻ.

* Khó khăn:

- Số lượng trẻ trong lớp đông nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiến hành các dự án.

- Lớp có nhiều trẻ cá biệt, chưa có ý thức hợp tác cùng cô và các bạn trong các hoạt động nhóm.

- Do điều kiện kinh tế và các yếu tố khách quan nên việc cho trẻ đi trải nghiệm, khám phá thực tế còn hạn chế

      2.2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

- Trước khi bắt đầu mỗi dự án và để dự án diễn ra thành công và có hiệu quả thì giáo viên trong lớp cần tham khảo tài liệu, trao đổi, lựa chọn dự án theo nhu cầu của trẻ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế lớp mình.  Phân công công việc và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành dự án.

- Để có thể vận dụng dạy học theo dự án vào hoạt động học cho trẻ thì giáo viên cần nắm rõ 3 giai đạn sau đây.

Giai đoạn 1: Bắt đầu – xây dựng DA đề:

- GV xác định sở thích, hứng thú và mối quan tâm của trẻ bằng cách quan sát, trò chuyện với trẻ, trao đổi với phụ huynh. Sau đó, GV khảo sát đề tài bằng cách thông qua  các biện pháp như kể chuyện, xem tranh  ảnh, tổ chức trò chơi, tạo hình, xem video, trò chuyện… để thăm dò hứng thú của trẻ. Từ dữ liệu thu thập được, GV lấy đó là cơ sở để xây dựng DA.

Ví dụ: Dự án “Con cá”

Lựa chọn DA bằng việc cho trẻ nói về con vật trẻ thích hoặc cho trẻ vẽ, tô màu con vật trẻ thích, hoặc thông qua các trò chơi về con vật để thăm dò xem đa số trẻ hứng thú với con vật nào nhất. Từ đó xây dựng Dự án về con vật đó.

Ví dụ: Dự án “Chiếc lá”

Tổ chức cho trẻ đi dã ngoãi bên ngoài, nơi có nhiều cây. Tổ chức cho trẻ nhặt lá cây đã rụng để mang về lớp. Từ những chiếc lá rụng này có thể mang đến cho trẻ nhiều bài học khác nhau.

-Chuẩn bị tiến hành DA: GV chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị và dự kiến các nguồn lực hỗ trợ; đề xuất kế hoạch phám phá; hệ thống lại nội dung trẻ cần tìm hiểu và cách thức thực hiện; liên hệ các nguồn lực hỗ trợ.

Giai đoạn 2: Triển khai DA

- Tổ chức cho trẻ tìm hiểu/khám phá/trải nghiệm: GVtổ chức cho trẻ thăm các địa điểm vui chơi, nói chuyện, xem video, xem sách, hình ảnh hoặc hiện vật, tìm kiếm thông tin trên mạng internet… Trẻ sẽ được khuyến khích khám phá theo sở thích để tìm câu trả lời cho những câu hỏi của mình. GV tạo cơ hội cho trẻ tìm kiếm thông tin và khám phá.

Ví dụ: Dự án “Con cá”

Tổ chức cho trẻ đi Khu nghỉ dưỡng Làng Việt để quan sát hồ cá. Với nhiều loại cá khác nhau về kích thước và màu sắc. Trẻ được quan sát cá bơi, được cho cá ăn, quan sát màu sắc và hình dạng của con cá và đưa ra những nhận xét theo quan sát của trẻ.

- Sau đó tổ chức cho trẻ trình bày những điều trẻ đã khám phá được. GV tổ chức một cuộc trò chuyện chung cho cả nhóm để trả lời các câu hỏi trong danh sách, xem lại các sản phẩm mà trẻ đã tạo ra trong quá trình khám phá (tranh vẽ, các bản phác họa, sản phẩm nặn, phim, đoạn ghi âm…).

Ví dụ: Dự án “Chiếc lá”

Tổ chức cho trẻ phân loại chiếc lá theo hình dạng, theo kích thước, màu sắc. Cho trẻ sáng tạo với cái lá bằng cách in lá, ghép lá, làm tranh…

-GV ghi lại vào bảng DA  tất cả những gì trẻ trình bày và cất giữ sản phẩm của trẻ.

Giai đoạn 3: Kết thúc DA

- GV và trẻ  tổng kết những sản phẩm đã có được từ  DA như tranh  ảnh, video, tác phẩm tạo hình, sơ đồ, mô hình, công trình, sản phẩm ngôn ngữ  như thơ, truyện, kịch bản văn học, bài hát,…

Ví dụ: Dự án “Con cá”

Với bảng tổng kết DA: Được trình bày bằng các kiến thức trẻ có được trong qua trình quan sát và thảo luận như: Về môi trường sống, thức ăn, vòng đời, cách di chuyển, cấu tạo và đặc điểm (Có hình ảnh kèm theo)

-GV thảo luận với trẻ về bảng tổng kết DA, để cụ thể và chính xác xác lại kiến thức cho trẻ. Sau đó, GV tổ chức hoạt động theo kế hoạch đã thảo luận như triển lãm,  làm sách tranh, tổ chức các trò chơi, diễn kịch, ca nhạc, gửi sản phẩm về nhà, trưng bày trong lớp, làm các tập tin tuyên truyền, thiết lập chuỗi các hoạt động của DA để trưng bày.

- Với mỗi Dự án thì giáo viên có thể linh động thay đổi hình thức để phù hợp với mục đích đề ra.

         2.3. Hiệu quả của biện pháp đối với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thực tiễn nhà trường, địa phương.

- DHTDA, với những ưu việt đã được chứng minh trên thế giới, là một trong những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng được những yêu cầu của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Việc DHTDA tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- xã hội, tạo cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh, huy động sự hỗ trợ khi cần thiết để trẻ thực hiện tốt các dự án. Đồng thời cũng hướng sự quan tâm của phụ huynh tới các hoạt động dành cho trẻ ở trường mầm non.

* Với trẻ

- Việc DHTDA tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thỏa mãn nhu cầu khám phá, trải nghiệm, tạo môi trường cho trẻ sáng tạo theo ý riêng từ dó giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực.

- Việc DHTDA tạo cho trẻ môi trường phát triển lành mạnh.

* Với giáo viên

- Việc DHTDA giúp giáo viên nâng cao được năng lực sư phạm của bản thân, có sự mềm dẻo, linh hoạt trong việc lựa chọn dự án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

* Với môi trường lớp học

- Lớp học trở nên da dạng và được trang trí từ những sản phẩm của trẻ.

- Có thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi và các sản phẩm từ tay trẻ làm.

        2.4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp

- Tôi bắt đầu áp dụng biện pháp này từ tháng 9/ 2020, đến nay sau gần 3 tháng tôi đã có được những hiệu quả nhất định như sau: Xây dựng và tiến hành cho trẻ học theo các dự án sau: Dự án trung thu, dự án chiếc lá, dự án tái chế.

- Khi tham gia vào các dự án 100% trẻ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá từ đó trẻ sẽ ghi nhớ một cách nhanh nhẹn và chính xác hơn. Các kỹ năng cơ bản và cần thiết đối với trẻ được rèn rũa qua mỗi dự án.

- Sau mỗi dự án đa số trẻ đã có những sản phẩm của riêng mình để trang trí lớp học như; Tranh vẽ, các mộ hình hoặc các bản thiết kế….

- 85% Trẻ hứng thú, tích cực và chủ động trong việc khám phá và 55 % trẻ có thể giải đáp các thắc mắc của bản thân.

- Phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng giảng dạy cho những kết quả rất ấn tượng khi trẻ trở nên độc lập, tự tin và năng động hơn hẳn so với trẻ học theo cách truyền thống.

    

  

Bài viết liên quan